Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV?

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV? - VnExpress
VnExpress
   

Vì sao chưa có vaccine chữa nCoV?

Để điều chế một loại vaccine mới, các nhà khoa học phải mất ít nhất một năm cho các khâu phân tích, thử nghiệm, cấp phép và sản xuất đại trà.

BTV: Thùy Ngân

Nhịp sống Chủ nhật, 23/2/2020, 06:00 (GMT+7)

VnExpress

© Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved.

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

VnExpress tuyển dụng Liên hệ: Quảng cáo / Tòa soạn

Đường dây nóng: 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)

 

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

22-02-2020 - 08:15 AM Tài chính quốc tế

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

Vì sự bùng phát của virus corona khiến một loạt nhà máy phải đóng cửa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ chịu cú shock mạnh hơn nữa khi tăng trưởng vốn đã đã trì trệ. Dường như, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng phải chịu áp lực khi đáp ứng những mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Trong một bài phát biểu gần đây, ông Tập cho biết: "Hiện tại, chúng ta vẫn phải đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và xã hội năm nay." Trong khi đó, năm ngoái, Trung Quốc đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm chạp nhất trong 3 thập kỷ. Theo ông Tập, nhiệm vụ đạt được mục tiêu phải được thực hiện tốt. Cùng với đó, ông gửi lời nhắn đến các tỉnh - những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, cần phải cần bằng mọi hành động: kiểm soát dịch bệnh, nhưng phải đảm bảo hoàn thành mục tiêu cải cách và phát triển.

Hãng nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định, chính phủ Trung Quốc có thể đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế nếu dịch bệnh không được khống chế. Trong bản báo cáo công bố hồi tuần trước, EIU cho biết thái độ giận dữ của công chúng có thể khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn, nếu dịch bệnh không thể được kiểm soát vào cuối tháng 3.

EIU cho rằng hậu quả đối với nền kinh tế Trung Quốc khi mọi hoạt động sản xuất ngừng hoạt động có thể trở nên rõ ràng vào thời điểm đó. Công ty này viết trong bản báo cáo: "Khi đó, chính quyền trung ương sẽ không thể đổ lỗi cho giới chức địa phương, vì họ đã chỉ đạo xử lý khủng hoảng do dịch bệnh trong hơn 2 tháng."

Đầu tháng này, hơn một nửa các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc đều phải kéo dài thời gian phong toả để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. Năm ngoái, hoạt động sản xuất ở những khu vực này chiếm tới 80% GDP và 90% xuất khẩu của quốc gia này. Sự gián đoạn diễn ra ở "nhà máy của cả thế giới" đã ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các công ty vẫn phải đối phó với hậu quả của Covid-19.

Dù nỗ lực để tái vận hành mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất, khi các nhà máy mở cửa và người lao động đi làm trở lại, nhưng quá trình này diễn ra vẫn rất chậm chạp. Công nhân trở lại làm việc cần tuân theo quy định kiểm tra gắt gao, do đó các nhà máy vẫn hoạt động với công suất hạn chế.

EIU viết: "Nhiều công ty nhỏ cho biết rằng họ không thể tồn tại qua quý I năm nay, khi ở trong môi trường kinh doanh hiện tại. Bên cạnh khủng hoảng về chăm sóc sức khoẻ, giới chức còn phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh tế, khi thu nhập và việc làm sụt giảm."

Hôm thứ Hai, Larry Hu - một nhà kinh tế của Macquarie đưa ra nhận định rằng khá bất ngờ khi Trung Quốc vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm nay. Hu cho biết: "Trong bối cảnh virus corona lây lan, tôi thấy ngạc nhiên một chút, tại sao các nhà hoạch định chính sách không muốn sửa đổi mục tiêu cho năm nay. Có thể họ dự đoán rằng tốc độ phục hồi lần này sẽ mạnh hơn khi dịch SARS diễn ra. Dẫu sao, với bài phát biểu của ông Tập, thì giới chức vẫn phải bám sát mục tiêu ban đầu."

Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều nhà phân tích đã hạ dự đoán mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc. Năm 2019, tăng trưởng GDP của nước này đạt 6,1%, trong khi năm 2018 là 6,6%. Trước khi virus lây lan, các nhà phân tích ước tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ thấp hơn mức 6%. Tuy nhiên, đầu tháng này, họ tiếp tục hạ dự báo, có thể sẽ nằm trong khoảng 4,9% đến 5,6%.

Theo Reuters, hồi đầu tháng này, ông Tập đã cảnh báo các quan chức rằng một số biện pháp phong toả, kiểm soát dịch bệnh đã đi quá xa, gây tổn hại đến nền kinh tế. Ngoài ra, ông cũng cho biết việc này khiến người dân lo ngại và không khuyến khích họ đưa ra những biện pháp mạnh hơn.

Trong vài tuần qua, Trung Quốc tung ra những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó có động thái bơm hàng tỷ CNY cho các ngân hàng, giảm nợ xấu và hạ lãi suất cho vay. Hu nhận định: "Ở thời điểm này, những lựa chọn chính sách khả thi là giảm lãi suất và nới lỏng chính sách đối với các công ty và khu vực bị ảnh hưởng."

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn  - Ảnh 2.

Giang Ng

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Biên dịch

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp

22-02-2020 - 11:17 AM Bất động sản

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM, nếu quy trình để thực hiện một dự án BĐS có đất hỗn hợp còn chậm trễ, gây khó khăn cho doanh nghiệp thì thành phố (TP) sẽ coi lại quy trình xử lý nội bộ để làm nhanh hơn.

Theo kiến nghị của Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) quy trình để thực hiện một dự án BĐS có đất hỗn hợp, doanh nghiệp phải trải qua 6 bước: 1. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; 2. Trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; 3. Làm thủ tục giao thuê đất; 4. Doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. 5. Được cấp “sổ đỏ” dự án; 6. Doanh nghiệp được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng. Quy trình này hiện đang chậm trễ và gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp BĐS luôn mong muốn sớm được nộp tiền sử dụng đất sớm. Vì hiện nay quy trình nộp quá lâu. Doanh nghiệp muốn bán được thì bắt buộc phải nộp tiền sử dụng đất, quy trình nộp nghĩa vụ tài chính chính chậm trễ đã làm ảnh toàn bộ quy trình cấp phép, triển khai xây dựng dự án của doanh nghiệp”, ông Châu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, sẽ xem lại để quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp nhanh hơn. Ảnh: Hạ Vy

Trả lời kiến nghị của HoREA, Phó Chủ tịch UBDN Tp.HCM Võ Văn Hoan cho rằng, bắt buộc doanh nghiệp BĐS phải thực hiện theo đúng quy trình thực hiện dự án BĐS theo quy định của pháp luật. Bản thân cán bộ nhà nước không dám buông lơi để doanh nghiệp hoàn thành dự án xong mới nộp nghĩa vụ tài chính.

Theo ông Hoan, nghĩa vụ tài chính là khâu khó thực hiện. Nếu chưa thực hiện khâu này thì nhà nước sẽ không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu doanh nghiệp đi ngược, có giấy chứng nhận, triển khai xây dựng dự án xong mới nộp tiền sử dụng đất rất dễ dẫn đến doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất. Chưa kể, bản thân doanh nghiệp chưa biết được mình có nộp tiền sử dụng đất ít hay nhiều, giá thành của dự án sẽ ra sao, rồi chuyển nhượng như thế nào nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Hoan cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước quyết định thì cứ phải làm, cấp phép xây dựng vẫn cứ phải cấp. Bởi thực tế có nhiều CĐT bỏ tiền vào đất, nếu không được giải quyết thì rất khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tiền dự án nằm trong ngân hàng.

Phó Chủ tịch Tp.HCM: Thành phố sẽ cố gắng làm nhanh quy trình thực hiện dự án cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

Theo ông Châu, quy trình nộp nghĩa vụ tài chính chính chậm trễ đã làm ảnh toàn bộ quy trình cấp phép, triển khai xây dựng dự án của doanh nghiệp. Ảnh: Hạ vy

“Về phía Thành phố, nếu thấy các quy trình thực hiện dự án chưa quy định hoặc quy trình chậm thì sẽ báo cáo lên trên để làm nhanh và làm theo quy trình chặt chẽ. Doanh nghiệp phải hoàn thành các khâu thì dự án mới chạy được”, ông Hoan khẳng định.

Còn theo đại diện Tập đoàn Novaland, một trong những DN bất động sản tên tuổi hoạt động tại phía Nam, với sự lắng nghe, nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp của lãnh đạo các cấp UBND Tp.HCM và Sở ban ngành nên những tháng gần đây đã tháo gỡ các vướng mắc ở một số dự án như chung cư Cô Giang tại số 100 Cô Giang, phường Cô Giang, quận 1 đã được UBND TP.HCM giao đất, Sở Xây dựng cấp phép xây dựng; dự án trung tâm thương mại, văn phòng, officetel và căn hộ tại số 151-155 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4 đã được UBND TP.HCM - Sở Tài nguyên và Môi trường duyệt giá tiền sử dụng đất của dự án;

Hay như: dự án khu cao ốc căn hộ thương mại tại phường Thảo Điền, quận 2 và dự án cao ốc thương mại và căn hộ tại số 1W Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho người dân;

Dự án khu chung cư cao tầng tại số 67 Mai Chí Thọ, phường An Phú, quận 2 và 07 dự án tại khu vực quận Phú Nhuận cũng đang được Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ngành xem xét định giá tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho người dân…

Bên cạnh đó thì còn nhiều dự án khác mà các công ty thành viên đang quản lý sử dụng các khu đất theo hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên khi thực hiện các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch chung đã được phê duyệt, các Sở ngành còn phân vân trong việc giải quyết hồ sơ do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại hình này. Nên tập đoàn này kiến nghị TP sớm đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện tại;

Cho phép chủ đầu tư được nhanh chóng tiếp tục triển khai dự án nhằm giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu nhà ở và đầu tư của người dân; qua đó nâng cao đời sống an sinh xã hội, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Cũng theo Novaland, hiện quỹ đất của công ty khá lớn khoảng 4.900ha, là nền tảng tạo điều kiện cho việc gối đầu dự án và liên tục đưa sản phẩm mới ra thị trường. Hầu hết dự án của Novaland đều có khả năng triển khai được ngay một khi hoàn chỉnh thủ tục pháp lý, có thể đáp ứng nhu cầu thị trường ở nhiều phân khúc khác nhau và nhiều thời điểm khác nhau. Nói một cách khác Novaland có sẵn của để dành và nếu "cơm chưa ăn thì gạo còn đó". Điều này góp phần tạo nên tiềm năng của tập đoàn. Các nhà đầu tư cũng tin tưởng vào tầm nhìn dài hạn và những vướng mắc pháp lý nhà đất không thể kéo dài mãi, khi thị trường được khơi thông thì Novaland có sẵn quỹ đất, nguồn cung  để tung ra ngay cũng là điểm tích cực. 

Ông Nguyễn Văn Đồi, Giám đốc SSG, đại diện các doanh nghiệp BĐS cũng cho ý kiến, thực tế rất nhiều doanh nghiệp BĐS đang gồng mình lên để thực hiện dự án. Quy trình thực hiện dự án 4 bước, 5 bước hay 6 bước không quan trọng mà quan trong là mất bao lâu để thực hiện các bước đó. Doanh nghiệp luôn mong muốn được nộp tiền sử dụng đất càng nhanh càng tốt. Thực tế thì quy trình vẫn phải thực hiện nhưng cần phải nhanh. Nếu không thực hiện nghĩa vụ tài chính trước thì có một số doanh nghiệp chưa xong đã bán lúa non, chưa biết tiền sử dụng đất bao nhiêu đã bán, bán hớ, bán giá thấp khi doanh nghiệp phá sản lại kêu.

“Các sở ban ngành thẩm định để cho doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất càng nhanh càng tốt. Điều này thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể đi các bước tiếp theo trong việc thực hiện một dự án”, đại diện doanh nghiệp này nhấn mạnh.

Hạ Vy

Theo Nhịp sống kinh tế

Theo Nhịp sống kinh tế
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên